30 May, 2010

Video: Tâm tình của Chiến Sĩ Võ Đại Tôn tại San Jose ngày 15-05-2010

Các Bạn ở Việt Nam muốn xem tin tức cập nhật hãy nhấn vô Link chữ màu đỏ http://www.conghoaxahoichunghiavietnam.blogspot.com/


VNCH Flag Nếu Video chưa xuất hiện xin chờ, hoặc nhấn F5





* Audio thơ thi sĩ Hoàng Phong Linh & Bài viết của ông Giao Chỉ về chiến sĩ Võ Đại Tôn ở địa chỉ dưới đây
http://khangsydney.blogspot.com/2010/03/audio-tho-chien-si-vo-ai-ton-gay-quy_17.html
mid line Pictures, Images and Photos


Quí Vị thích xem tin tức mới cập nhật mỗi ngày, hoặc nghe đọc tài liệu tham khảo, xin hãy nhấn vào ▼Websites dưới đây

www.tiengnoitudodanchu.org
www.lyhuong.net
www.huyenthoai.org

Cư ngụ tại Việt Nam muốn vượt tường lửa nhanh, hãy nhấn vào Website màu xanh dưới đây. Kế tiếp đánh địa chỉ Bạn muốn tìm

▼ Vượt Tường Bức Lửa (Anti Firewall ▼)

www.anonymouse.org/anonwww.html


Khi đã mở Website
vượt tường lửa ra xong, bạn hãy copy Web nào muốn tìm, hoặc đánh địa chỉ vào trong cái khung nhỏ chữ Enter website address

Ví dụ: www.rfa.org/vietnamese

Hoặc copy giống dạng tương tự Link này
Ví dụ:
http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/Govert-does-not-want-people-to-involve-is-deciding-issues-of-Spartly-and-Paracel-islands-TVan-09042009155345.html

Paste (dán) vô cái khung có 3 chữ giống như ở dưới


Enter website address:


Sau cùng nhấn Chuột vào hàng chữ nằm về phía bên tay phải, giống dưới đây

Suft Anonymously

* Quý vị thích xem tiếp, xin nhấn chuột vào 1 trong 3 chữ: Newer Post, Home, Older Posts


28 May, 2010

Sydney, Úc Châu mừng 35 năm định cư của Người Việt

Các Bạn ở Việt Nam muốn xem tin tức cập nhật hãy nhấn▼Link màu đỏ dưới đây http://www.conghoaxahoichunghiavietnam.blogspot.com/


* Hội Đồng Thành phố Fairfileld, nơi có nhiều người Việt Tỵ Nạn Cộng Sản cư ngụ đã đồng ý cho dựng Đài Tưởng Niệm Thuyền Nhân. Bản tin đăng trên báo Fairfield Champion hôm thứ Tư, ngày 28 tháng 10 năm 2009 ở địa chỉ dưới đây ▼
http://khangsydney.blogspot.com/2009/10/bia-tuong-niem-tai-trung-tam-van-hoa-va.html

Hình 4 mặt của tượng đài và các quan khách tham dự

Ngày Thứ Bảy 22/5 vừa qua tại Trung tâm Văn Hóa & Sinh hoạt Cộng đồng NSW buổi lễ Kỷ niệm 35 năm Định cư của Người Việt ở Úc (Celebrations of 35th Anniversary of Vietnamese Settlement in Australia) đã diễn ra rất long trọng với sự tham dự gần khoảng 1000 đồng hương và các quan khách Úc.

Buổi lễ gồm 3 phần:

• Khánh thành Đài Tri ân và Tưởng niệm, gồm có bốn mặt (xin xem hình): (1) Nhớ ơn Quốc tổ Hùng Vương và các anh hùng, liệt nữ dân tộc, (2) Tưởng niệm Dân Quân Cán Chính VNCH đã hy sinh trong cuộc chiến, (2) Tưởng niệm các binh sĩ đồng minh - đặc biệt là các quân nhân Úc – đã hy sinh trong cuộc chiến VN, (4) Tưởng niệm những người vượt biên đã bỏ mình trên đường đi tìm tự do.

• Phát hành tập sách "About the Vietnamese Community in Australia" do Bs Nguyễn Mạnh Tiến khởi xướng việc biên soạn. Đây là một tập sách bằng tiếng Anh nhằm giúp cho người dân Úc cũng như các con em thuộc thế hệ trẻ (không rành tiếng Việt) hiểu rỏ về Cộng Đồng Người Việt Tự Do. Được biết tập sách này không bán mà chỉ biếu không, nếu muốn xin liên lạc với văn phòng Cộng Đồng NSW qua số 9796 3794, 9790 3934 hoặc 9790 3934.

• Phần triển lãm và thuyết trình của Văn khố Thuyền nhân Việt Nam về nguyên nhân của làn sóng người tỵ nạn từ VN và những công tác cần thực hiện để bảo tồn lịch sử thuyền nhân VN tỵ nạn. Riêng phần triển làm thì có hàng trăm hình ảnh quý hiếm và giá trị đã được trưng bày do ông Trần Đông (Giám Đốc VKTNVN) và các cộng tác viên đã bỏ ra rất nhiều công sức để tìm kiếm, góp nhặt, sưu tầm.

Sau nghi thức Chào Quốc Kỳ Úc-Việt và Một Phút Mặc Niệm là phần phát biểu của ông Nguyễn văn Thành, Chủ Tịch Cộng Đồng Người Việt Tự Do - NSW, ông đã nhấn mạnh về những khó khăn, những vấn nạn mà Cộng Đồng đã trải qua hay đang đối diện nhưng ông tin tưởng rằng Cộng Đồng rồi sẽ vượt qua.

Kế tiếp là phần phát biểu của ông Nguyễn Thế Phong, Chủ Tịch Cộng Đồng Liên Bang Úc Châu. Đối với ông buổi lễ này chính là dịp để cho Cộng Đồng Người Việt Tự Do Úc Châu bày tỏ lòng biết ơn sâu xa đối với những người đã nằm xuống và nhất là đối với đất nước Úc, một đất nước đã mở rộng vòng tay cứu mang Người Việt Tỵ Nạn chúng ta. Do đó ông đã nhắc nhở rằng chúng ta cần phải có bổn phận đóng góp xây dựng quê hương thứ hai, Úc Châu và tiếp tục đấu tranh đòi Tự Do, Dân Chủ, Nhân Quyền cho quê hương thứ nhất, Việt Nam.

Đó cũng là một sự bày tỏ lòng biết ơn đối với những người đã giúp đỡ chúng ta trong cuộc đời, một nét đẹp văn hoá đáng ca ngợi và nuôi dưỡng để có được một cuộc sống có đạo đức và có đạo nghĩa.

BÀI DIỄN VĂN CỦA CHỦ TỊCH CÐNVTD-UC NHÂN DỊP LỄ MỪNG 35 NĂM ÐỊNH CƯ VÀ KHÁNH THÀNH TƯỢNG ÐÀI TỰ DO TẠI TRUNG TÂM SINH HOẠT CỘNG ÐỒNG -NSW ON 22-5-2010

Kính thưa quý vị quan khách và quý vị đồng hương,

Chúng ta tề tựu nơi đây để khánh thành tượng đài chiến sĩ Úc-Việt và Tự Do; khai mạc chương trình Triển Lãm hình ảnh tỵ nạn của Văn Khố Thuyền Nhân và ra mắt Tập Kỹ Yếu về Cộng Ðồng Người Việt Tự Do Úc Châu và NSW để đánh dấu 35 năm định cư và đóng góp của người Việt tỵ nạn tại Úc Châu. 3 buổi lễ quan trọng và xứng đáng này thể hiện và gói ghém được những thông điệp mà Cộng Ðồng Người Việt Tự Do Úc Châu muốn trân trọng gởi đến nước Úc nói chung và các thế hệ trẻ Úc gốc Việt mai hậu sau 35 năm định cư ở Úc Ðại Lợi. Ðó là:

Ðể tri ân những người đã nằm xuống cho sự tự do của chúng ta hôm nay qua việc xây dựng tượng đài tưởng niệm ngay tại trung tâm sinh hoạt của Cộng Ðồng. Ðể nhớ đến những người đã chết hoặc đã đau khổ trên con đường tìm tự do qua chương trình triển lãm hình ảnh tỵ nạn củs VKTN. Ðể ghi lại những đóng góp mà chúng ta đã làm được cho quê hương mới ân nhân này hầu bảo đãm rằng những hy sinh của các chiến sĩ Úc-Việt và đồng bào tỵ nạn đã không uổng phí qua tập kỷ yếu về CÐNVTD-UC

Mỗi công trình của ngày hôm nay đại diện cho một nhiệm vụ thâm sâu và cao cã của văn hoá dân tộc Việt. Ðó là vai trò NHẮC NHỠ cho mổi một người trong cộng đồng người Việt Úc Châu, bao gồm cã những người trẻ Việtnam đã sanh ra và lớn lên tại Úc rằng: chúng ta không được phép quên nguồn gốc, xuất xứ của chúng ta, chúng ta không được phép quên lý do tại sao chúng ta có mặt ở đất nước này và chúng ta có mặt ở đất nước này để làm gì.

Nói một cách thực tiễn hơn, Những nhắc nhỡ này nhắn nhủ chúng ta rằng: chúng ta phải biết ơn và cám ơn cho những hy sinh của các bậc tiền nhận, các chiến sĩ VNCH và đồng minh đã nằm xuống cho chúng ta, cho ơn cứu sống và nhận người Việt tỵ nạn của chính phủ và người dân Úc, cho bổn phận mà mỗi một người trong chúng ta phải tiếp tục đóng góp phần của mình nhiều hơn nữa cho Nước Úc ân nhân và lên tiếng đấu tranh cho tự do của dân tộc và hơn 80 triệu đồng bào VN của chúng ta tại quê nhà.

Tôi rất thích một câu tuyên bố bất hủ và tuyệt vời được thường xuyên xữ dụng bỡi các cựu chiến binh Úc tham chiến tại VN đó là câu “Honour the dead and fight like hell for the living” xin tạm dịch là: “Vinh danh những đồng đội đã nằm xuống và tận lực tranh đấu đến cùng cho quyền lợi của những đồng đội còn sống” Câu nói này, theo thiển ý cá nhân tôi, đã gói ghém được toàn bộ ý nghĩa và việc làm của cộng đồng người Việt chúng ta hôm nay. Ðó là vinh danh những chiến sĩ đã hy sinh thân xác, tuổi trẻ và cuộc đời của họ cho tự do của người dân miền nam VN và thề quyết tiếp tục tận lực tranh đấu cho đến cùng cho quyền sống, nhân phẩm, và tự do của 85 triệu người Việt vẫn còng đang sống dưới chế độ lao tù, bất công và vô nhân quyền của CSVN.

Chúng ta chỉ có thể làm anh linh của các chiến sĩ Úc-Việt, và đồng bào bỏ mình trên đường tìm tự do được vinh danh khi chúng ta tận lực và tiếp tục tranh đấu cho dân chủ, tự do và nhân quyền cho VN, vì nếu không chúng ta đã làm cho sự hy sinh của họ trở nên vô nghĩa và vô ích. Một câu tuyên ngôn khác mà tôi cũng rất thích, câu này được xữ dụng để kết thúc tại các buổi lễ tưởng niệm của quân đội đồng minh Úc đó là câu: “Lest We Forget” xin tạm dịch là “Kẻo/Sợ Rằng Chúng Ta Quên”

Ðúng thế thưa quý vị, chúng ta phải làm những việc này vì “Lest We Forget - Kẻo Chúng Ta Quên” vinh danh những người đã nằm xuống qua việc tiếp tục tận lực tranh đấu cho đến cùng cho những người còn sống. Ðúng thế thưa quý vị, chúng ta phải làm những việc này vì “Lest We Forget - Kẻo Chúng Ta Quên” câu nói nổi tiếng để đời “Those who do not remember the lessons of history shall repeat it” xin tạm dịch “Những ai không nhớ những bài học lịch sữ sẽ tái diễn chúng” Ðúng thế thưa quý vị, chúng ta phải làm những việc này vì “Lest We Forget - Kẻo Chúng Ta Quên” những bài học lịch sữ đã cho thế giới thấy “Evil prevails when good people do nothing” xin tạm dịch “Sự ác sẽ ngự trị khi những người tốt không làm gì hết”

Chúng ta hãy coi và biến ngày hôm nay, không chỉ là một ngày lịch sữ mà là một ngày của những bài học lịch sữ để chúng ta và con cháu chúng ta rút ra từ đó sự khôn ngoan, nguồn cảm hứng và sự quyết chí đóng góp nhiều hơn nữa để trả ơn đất nước này và tranh đấu tận lực cho sự tự do của 85 triệu đồng bào kém may mắn của chúng ta trong nước. Xin chân thành cám ơn và chúc mừng Ban Chấp Hành Cộng Ðồng NVTD-NSW, Văn Khố Thuyền Nhân VN, Ban Biên Tập Sách Kỷ Yếu và đặc biệt là Ủy Ban Xây Dựng Tượng Ðài về những đóng góp và thành quả to lớn này. Trân trọng kính chào toàn thể quý vị.

Nguyễn Thế Phong -
Chủ tịch –CÐNVTD-UC

OPENING SPEECH – 35TH ANNIVERSARY CLEBRATIONS AND THE OFFICIAL OPENING OF THE FREEDOM MONUMENT AT THE VCA-NSW CHAPTER’S COMMUNITY ACTIVITY CENTRE ON 22-5-2010

Distinguished guests, Ladies and Gentlemen,

We gather here today to unveil the new VN War Memorial, to open the National Tour Exhibition of Vietnamese Refugees Experiences and to launch a Resource Booklet about the Vietnamese Community in Australia to mark the 35 years of settlement and contribution of the Vietnamese Australians in Australia. They are indeed 3 significant and very important ceremonies which signify and embody very well the message we, the Vietnamese Community in Australia, would like to convey to Australia and to our future generations after 35 years in Australia, that is:

To thank those who had died for our freedom by building the monument of freedom.

To remember those who had died and suffered in search for freedom by exhibit the works of the Archive of the Vietnamese Boat People and To highlight the contributions of the Vietnamese-Australians, as the benefited, survivors and descendants of those who have sacrificed for us, have made to this country to ensure that their sacrifices were not in vain by publishing the booklet about the Vietnamese Community in Australia.

Each of these productions today represents a profound and sacred function in our Vietnamese culture. That is, they are REMINDERS to each and every Vietnamese-Australian person, including those who were born in Australia that we must not forget where we came from, why we are here and what we are here for. They are the reminders that we must be grateful and forever thankful for the past sacrifices, the life saving acts of Australia and the Australian people in accepting the Vietnamese refugees and the duty which each and every one of us must continue to do to repay our adopted homeland and to continue fighting for the freedom of the Vietnamese people in VN.

One of the mottos used by the Australian VN War Veterans that I like a lot is: “Honour the dead and fight like hell for the living”. I think this phrase has encapsulated the whole essence of what we are celebrating and commemorating today. That is, to honour and thank those who have sacrificed their lives and their youth for our freedom and to fight like hell for 85 million Vietnamese people who still have no freedom, basic human rights and democracy in VN today. We can only properly honour their sacrifices by continuing to fight for justice, human rights and freedom in VN. Our duty and responsibility as the survivors are not done until VN is truly free. “LEST WE FORGET”

Yes, LEST WE FORGET “To honour the dead by fighting like hell for the living”.

Yes, LEST WE FORGET the old wisdom of our world that saying: “Those who do not remember the lesson of history shall repeat it”

Yes, LEST WE FORGET the lesson of history that shows us that “ Evil prevails when good people do nothing”

Let mark today NOT just as a historical day but as a DAY OF HISTORICAL LESSONS from which we can draw strength, wisdom, inspiration and resolve to do more for Australia in order to thank Her with our lives and to fight like hell for the freedom of the people of Vietnam. Thank you very much and congratulations.

(Phong Nguyen, President- Vietnamese Community in Australia)

* Nguồn tin tức trên ở địa chỉ dưới đây
http://lyhuong.net/viet/index.php?option=com_content&view=article&id=2569:2569&catid=39:sinhhoatcongdong&Itemid=58
mid line Pictures, Images and Photos


Quí Vị thích xem tin tức mới cập nhật mỗi ngày, hoặc nghe đọc tài liệu tham khảo, xin hãy nhấn vào ▼Websites dưới đây

www.tiengnoitudodanchu.org
www.lyhuong.net
www.huyenthoai.org

Cư ngụ tại Việt Nam muốn vượt tường lửa nhanh, hãy nhấn vào Website màu xanh dưới đây. Kế tiếp đánh địa chỉ Bạn muốn tìm

▼ Vượt Tường Bức Lửa (Anti Firewall ▼)

www.anonymouse.org/anonwww.html


Khi đã mở Website
vượt tường lửa ra xong, bạn hãy copy Web nào muốn tìm, hoặc đánh địa chỉ vào trong cái khung nhỏ chữ Enter website address

Ví dụ: www.rfa.org/vietnamese

Hoặc copy giống dạng tương tự Link này
Ví dụ:
http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/Govert-does-not-want-people-to-involve-is-deciding-issues-of-Spartly-and-Paracel-islands-TVan-09042009155345.html

Paste (dán) vô cái khung có 3 chữ giống như ở dưới


Enter website address:


Sau cùng nhấn Chuột vào hàng chữ nằm về phía bên tay phải, giống dưới đây

Suft Anonymously

* Quý vị thích xem tiếp, xin nhấn chuột vào 1 trong 3 chữ: Newer Post, Home, Older Posts

25 May, 2010

Video: Câu Chuyện Đầu Tuần với Ông Võ Đại Tôn

Các Bạn ở Việt Nam muốn xem tin tức cập nhật hãy nhấn▼Link màu đỏ dưới đây http://www.conghoaxahoichunghiavietnam.blogspot.com/


VNCH Flag * Nếu Audio chưa xuất hiện xin vui lòng chờ, hoặc nhấn F5






Võ Ðại Tôn, bút hiệu Hoàng Phong Linh, quê Quảng Nam, là sĩ quan cấp tá trong Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa, đã từng được biệt phái ngoại ngạch sang nhiều công vụ dân chính tại miền Nam trước 1975.

Vượt biển đến định cư tại Úc châu năm 1976 và đã trở về lại quê hương để tham gia Kháng Chiến Phục Quốc nhưng bị sa cơ vào tháng 10.1981 tại biên giới Lào Việt.

Ngay cả trong lúc đối đầu với cái chết, ông Võ Ðại Tôn vẫn cương quyết giữ vững lập trường không đầu hàng Cộng Sản, đặc biệt, trong cuộc họp báo quốc tế ngày 13 tháng 7 năm 1982 tại Hà Nội. Trong buổi họp báo lịch sử nầy, ông Võ Ðai Tôn đã tuyên bố với báo chí quốc tế: "Tôi tiếp tục duy trì lập trường chính trị của tôi (để tranh đấu) cho tự do và giải phóng dân tộc. Tôi sẳn sàng nhận bất cứ một bản án nào mà chế độ Cộng Sản dành cho tôi".

Hai ngày sau, trên tờ Los Angeles Times, một trong những tờ báo lớn nhất Hoa Kỳ, đã tường thuật nguyên văn lời tuyên bố bất hủ của ông Võ Ðại Tôn "I continue to maintain my political position for freedom and liberty ...I am prepared to receive any verdict declared upon me."

Võ Ðại Tôn đã bị Cộng Sản biệt giam hơn 10 năm sau những lời khẳng định đanh thép của ông.

Ðược tự do nhờ áp lực của Quốc Tế và trở lại Úc chầu ngày 11 tháng 12 năm 1991.
Hiện vẫn đang tiếp tục dấn thân phục vụ Lý Tưởng Tự Do Dân Chủ cho quốc gia Việt Nam.
Ngoài là một nhà đấu tranh cho tự do dân chủ của dân tộc, ông còn là một nhà thơ với nhiều thi phẩm đã xuất bản trước cũng như sau 1975. Một trong những bài thơ của ông, Mẹ Việt Nam Ơi Chúng Con Vẫn Còn Ðây, đã được chuyển thành ca khúc cùng tên nỗi tiếng.

Tác phẩm trước 1975

Hoa Tím (thơ)
Ðêm Trắng (thơ)
Cánh Chim Bằng (thơ)
Ðăng Trình (thơ)
Hồn Ca (thơ)

Hải ngoại sau 1975:

Lời Viết Cho Quê Hương
(bản dịch Anh Ngữ của Võ Trường Sơn)

Ðoản Khúc Người Ra Ði

Tắm Máu Ðen (Bút ký)

* Nguồn tin tức trên ▼ ở địa chỉ dưới đây:
http://xuquang.com/vanhoc/vodaiton.htm
mid line Pictures, Images and Photos


Quí Vị thích xem tin tức mới cập nhật mỗi ngày, hoặc nghe đọc tài liệu tham khảo, xin hãy nhấn vào ▼Websites dưới đây

www.tiengnoitudodanchu.org
www.lyhuong.net
www.huyenthoai.org

Cư ngụ tại Việt Nam muốn vượt tường lửa nhanh, hãy nhấn vào Website màu xanh dưới đây. Kế tiếp đánh địa chỉ Bạn muốn tìm

▼ Vượt Tường Bức Lửa (Anti Firewall ▼)

www.anonymouse.org/anonwww.html


Khi đã mở Website
vượt tường lửa ra xong, bạn hãy copy Web nào muốn tìm, hoặc đánh địa chỉ vào trong cái khung nhỏ chữ Enter website address

Ví dụ: www.rfa.org/vietnamese

Hoặc copy giống dạng tương tự Link này
Ví dụ:
http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/Govert-does-not-want-people-to-involve-is-deciding-issues-of-Spartly-and-Paracel-islands-TVan-09042009155345.html

Paste (dán) vô cái khung có 3 chữ giống như ở dưới


Enter website address:


Sau cùng nhấn Chuột vào hàng chữ nằm về phía bên tay phải, giống dưới đây

Suft Anonymously

* Quý vị thích xem tiếp, xin nhấn chuột vào 1 trong 3 chữ: Newer Post, Home, Older Posts

Vụ tham nhũng RBA: Những đồng tiền dơ bẩn



Các Bạn ở Việt Nam muốn xem tin tức cập nhật hãy nhấn vào▼Link màu đỏ http://www.conghoaxahoichunghiavietnam.blogspot.com/


Tối hôm nay 24/5 lúc 8.30g, đài truyền hình ABC1 đã cho trình chiếu loạt phóng sự “Dirty Money” (Đồng tiền dơ bẩn) trên chương trình phóng sự nổi tiếng “4 Corner”. Đây là thiên phóng sự kéo dài của phóng viên Nick MacKenzie, chú tâm điều tra những vụ tham nhũng có liên quan đến các hợp đồng in tiền nhựa Polymer, giữa công ty Securency với Ngân hàng Trung ương của nhiều quốc gia.

Lương Ngọc Anh và Lê Đức Thúy

Nói đến tiền nhựa Polymer thì phải nói đó là công đầu của RBA. Sau khi thử nghiệm và cho lưu hành thành công tờ giấy bạc nhựa $5 đô la vào năm 1988, RBA đã tiến hành thay đổi lần lượt tất cả các loại tiền giấy còn lại sang tiền nhựa Polymer, và hoàn tất công việc này vào năm 1996. Thừa thắng xông lên, RBA cho thành lập công ty con Securency International, một liên doanh giữa RBA (50%) và Innovia Films (50%) một công ty Anh Quốc, để tiếp thị kỹ thuật in loại tiền nhựa Polymer này.

Tuy là loại tiền nhựa Polymer chứng tỏ được ưu thế vượt trội hơn hẳn tiền giấy, mà một trong những ưu điểm là khả năng chống giả cao lên đến 98%, nhưng vấn đề đặt ra là làm sao Securency có thể tiếp cận và thuyết phục quan chức ngân hàng các nước khách hàng chịu thay đổi tiền giấy sang tiền nhựa Polymer. “Cái khó đẻ cái khôn”, thế là các quan chức Securency bèn nghĩ ra cách thuê mướn, lập ra một mạng lưới chân rết các “trung gian” để tiếp cận và thiết lập mối quan hệ với các quan chức ngân hàng từ Đông sang Tây, từ Á sang Phi.

Trong khi những loạt bài phóng sự trước đây chỉ nói đến “vòng ngoài”, thì trong chương trình phóng sự TV “Đồng tiền dơ bẩn”, Nick Mackenzie đã phỏng vấn một nhân vật từng là nhân viên của Securency, nay là nhân chứng cho cuộc điều tra của Cảnh sát Liên bang (xin gọi tắt là “nhân chứng của cuộc điều tra”). Ngoài ra, Nick Mackenzie cũng phỏng vấn trực tiếp một số nhà báo, ký giả, cựu đại sứ Úc tại VN, nhân viên ngoại giao, thống đốc ngân hàng của một số quốc gia.

Những tay trung gian “hạng gộc” nhất được nhắc đến trong phóng sự “Đồng tiền dơ bẩn” có liên quan đến hợp đồng in tiền nhựa Polymer cho Nigeria, Mã Lai và Việt Nam. Đây cũng là trọng tâm cuộc điều tra hiện nay của Cảnh sát Liên Bang Úc.

Nhân chứng của cuộc điều tra này còn cho biết, có lần vị quan chức cao cấp của Securency đã yêu cầu anh ta giúp sắp xếp “mấy em chân dài người Á Châu” cho một vị Phó Thống đốc Ngân hàng của một quốc gia Á Châu sắp đến thăm Melbourne. Anh này còn kể rõ nguyên văn một mẫu đối thoại khi anh được vị xếp của Securency yêu cầu giúp: “Lần tới khi vị khách này đến đây thì tôi cần anh giúp tìm cho ông ta một nữ bảo vệ (vừa nói vừa nháy mắt ra hiệu), loại bảo vệ đặc biệt ấy mà,… anh hiểu chứ. Phải là người Á Châu nhé”.

Tuy rằng nhân chứng này không giúp tìm “nữ bảo vệ” dùm xếp lớn của Securency, nhưng anh ta tin chắc rằng các đồng nghiệp của mình cũng đã được yêu cầu giúp tìm gái gọi (escorts) cho các vị khách và cũng đã làm tốt các công việc này.

Chưa hết, vị nhân chứng này còn ghi rõ trong quyển sổ tay nhật ký của mình rằng có một tay trung gian đã nói với anh ta rằng “Ông Thống đốc Ngân hàng sẽ vui hơn nữa nếu quý vị chịu chi (trả) thêm tiền huê hồng”.

Có phải tay trung gian này là Lương Ngọc Anh không? Và vị Thống đốc kia có phải là Lê Đức Thúy không? (Thúy là thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam từ 12/1999 – 7/2007). Phải hay không thì người ta đã biết rõ mươi mười rằng Securency đã chi trả tất cả là $12 triệu đô la Úc vào các tài khoản khác nhau của Lương Ngọc Anh tại Thụy Sỹ. Số tiền này cũng tương ứng với 10% tiền huê hồng từ hợp đồng đáng giá $125 triệu mà Securency có được từ Ngân hàng Nhà nước VN.

Bản kiểm toán do KPMG do thực hiện được công bố hồi tháng 11 năm ngoái cho biết tổng số tiền mà Securency đã chi trả để hối lộ quan chức ngân hàng các nước lên đến $50 triệu đô la Úc, chỉ trong vòng 6 năm từ 2003 đến 2009. Riêng các quan chức Việt Nam đã hưởng $12.5 triệu, tức là 1/4 trên tổng số $50 triệu đã được chi ra để hối lộ quan chức ngân hàng của gần 20 quốc gia. Một vụ “lại quả” đậm vô tiền khoáng hậu! Bản báo cáo của KPMG đề ngày 30/03/2010 cũng chỉ ra nhiều điều khuất tất trong việc thuê mướn các trung gian, cũng như các mức huê hồng phi lý.

Giải thích cho vụ “lại quả” đậm cho phía Việt Nam, nhà báo Bill Hayton (BBC) cho rằng sở dĩ món tiền phải trả cho các quan chức Việt Nam cao hơn các nơi khác là “vì mối quan hệ (của Lương Ngọc Anh) thuộc loại ... cao cấp mà có lẽ các mối làm ăn khác không thể bì được”. Nhận định này cũng phù hợp với các dư luận trước đây từng cho rằng Lương Ngọc Anh là người của Bộ Công An, và có mối quan hệ rộng rãi với nhiều cơ quan nhà nước, từ trung ương đến các tỉnh thành.

Cũng qua những mối quan hệ “đặc biệt” này mà Lương Ngọc Anh đã cử Lê Đức Minh, con trai của Thống đốc Lê Đức Thúy làm giám đốc công ty BankTech, một công ty con của CFTD (của Lương Ngọc Anh) để dễ bề ... quản lý sổ sách. Vậy mà khi bị chất vấn trước quốc hội vào tháng 6/2006, Lê Đức Thuý vẫn chối bai bải rằng “Đã có một số cơ quan tìm hiểu nhưng không tìm ra căn cứ nào cho thấy con trai tôi tham gia môi giới cho hoạt động in ấn tiền”.

Theo ước đoán của nhân chứng, thì anh này cho rằng có những tay trung gian ăn chận đến 20-25% tiền huê hồng. Như vậy thì trong trường hợp của VN, Lương Ngọc Anh đã ẳm gọn ngon ơ khoảng 4 triệu đô la tiền “dịch vụ phí” cho các công việc nhẹ nhàng như đưa đón, sắp xếp khách sạn và họp hành, và dịch thuật.

Được hỏi ý kiến về vụ RBA, ông Anwar Ibrahim, vị cựu thủ tướng Mã Lai nói rằng “Securency không thể nào nhân danh chuyện huê hồng để chi trả những khoản tiền khổng lồ như vậy,... Thật không thể hình dung được tại sao một hệ thống tốt như Úc lại có thể để xảy ra chuyện như vậy”. Cả ông Anwar Ibrahim và Lamido Sanusi, vị thống đốc ngân hàng trung ương Nigeria đều thúc giục chính phủ Úc phải điều tra tới nơi tới chốn

Trong khi một số chính trị gia Úc như ông Bob Brown của Đảng Xanh lên tiếng xấu hổ dùm cho hình ảnh nước Úc qua vụ “đồng tiền dơ bẩn” của RBA và mạnh mẽ lên án các quan chức Securency đã phí phạm đồng tiền thuế của người dân Úc, thì một nhà đấu tranh chống tham nhũng nối tiếng ở Nigeria đã đau xót nói rằng “nói cho cùng, đó là đồng tiền đóng thuế của người dân nghèo chúng tôi, và người ta lấy tiền của chúng tôi để hối lộ cho chúng tôi”.

Dưới nhãn quan của bên nào thì đều là “tiền thuế của dân” cả, không một cá nhân nào có thể tự tiện chi tiêu trái luật. Tiền “lại quả” $12.5 triệu đô la trích từ hợp đồng $125 triệu đô la in tiền nhựa Polymer cho Ngân hàng Nhà nước Việt Nam là tiền đóng thuế của người dân Việt Nam được Lương Ngọc Anh và bè lũ mượn tay các quan chức Securency bòn rút dùm.

Với những bằng chứng rõ rệt mà cơ quan Cảnh sát Liên bang Úc đang có được thì có lẽ vụ RBA sẽ là vụ án tham nhũng lớn nhất của Úc ở hải ngoại. Theo đà điều tra thuận lợi này thì không lâu nữa các quan chức chủ chốt của Securency sẽ bị truy tố trước pháp luật.

Không biết rồi mai đây ông Tổng Thanh tra Chính phủ Trần Văn Truyền có còn khăng khăng “Thông tin từ Úc về tiền polymer có tính chất tham khảo” nữa hay không nhỉ? Không biết các vị có biết xấu hổ tí nào không khi “chợt” nghĩ ra rằng mình đã mượn tay mấy ông tư bản nước ngoài để bòn rút tiền thuế của dân mình.

Sydney, ngày 24/05/2010
Lê Minh

Nguồn tham khảo:

1/. ABC's Four Corners: Dirty Money by Nick MacKenzie
http://www.abc.net.au/4corners/content/2010/s2905618.htm
2/. Reserve Bank in link to graft and hookers
http://www.dailytelegraph.com.au/business/reserve-bank-in-link-to-graft-and-hookers/story-e6frez7r-1225870357544
3/. Sex, bribes in RBA banknote deals
http://www.news.com.au/business/breaking-news/sex-bribes-in-rba-banknote-deals/story-e6frfkur-1225870352581
4/. KPMG’s Summary Report 29/03/2010: http://www.securency.com.au/images/content/files/SEC%2010%20LtrReport%20exec2%202903.pdf
5/. Các thông cáo báo chí của Securency:
http://www.securency.com.au/en/about-us/announcements
6/. “Con trai tôi không dính dáng gì đến việc in ấn tiền”:
http://tuoitre.vn/Chinh-tri-Xa-hoi/144630/Con-trai-toi-khong-dinh-dang-gi-den-viec-in-an-tien.html
7/. Sex and bribes: RBA exposed
http://www.smh.com.au/business/sex-and-bribes-rba-exposed-20100523-w41j.html?autostart=1
8/. “Thông tin từ Úc về tiền polymer có tính chất tham khảo”
http://vietnamnet.vn/chinhtri/200911/Thong-tin-tu-uc-ve-tien-polymer-co-tinh-chat-tham-khao-876557/

* Nguồn tin tức trên ở địa chỉ dưới đây
http://thongtinberlin.de/diendan/mai/vuthamnhungrbanhungdongtiendoban.htm
mid line Pictures, Images and Photos


Quí Vị thích xem tin tức mới cập nhật mỗi ngày, hoặc nghe đọc tài liệu tham khảo, xin hãy nhấn vào ▼Websites dưới đây

www.tiengnoitudodanchu.org
www.lyhuong.net
www.huyenthoai.org

Cư ngụ tại Việt Nam muốn vượt tường lửa nhanh, hãy nhấn vào Website màu xanh dưới đây. Kế tiếp đánh địa chỉ Bạn muốn tìm

▼ Vượt Tường Bức Lửa (Anti Firewall ▼)

www.anonymouse.org/anonwww.html


Khi đã mở Website
vượt tường lửa ra xong, bạn hãy copy Web nào muốn tìm, hoặc đánh địa chỉ vào trong cái khung nhỏ chữ Enter website address

Ví dụ: www.rfa.org/vietnamese

Hoặc copy giống dạng tương tự Link này
Ví dụ:
http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/Govert-does-not-want-people-to-involve-is-deciding-issues-of-Spartly-and-Paracel-islands-TVan-09042009155345.html

Paste (dán) vô cái khung có 3 chữ giống như ở dưới


Enter website address:


Sau cùng nhấn Chuột vào hàng chữ nằm về phía bên tay phải, giống dưới đây

Suft Anonymously

* Quý vị thích xem tiếp, xin nhấn chuột vào 1 trong 3 chữ: Newer Post, Home, Older Posts

20 May, 2010

Một Nữ Bác sĩ gốc Việt được thăng chức Đại Tá Không Quân

Các Bạn ở Việt Nam muốn xem tin tức cập nhật hãy nhấn vào▼Link màu đỏ dưới đây http://www.conghoaxahoichunghiavietnam.blogspot.com/



Bác sĩ Mylene Trần Huỳnh đã được thăng chức Đại Tá (Không Quân) vào lúc 3 giờ chiều ngày 14 Tháng 5, 2010 tại một phòng hội của Women’s Memorial, ở Arlington, VA. Buổi lễ thăng chức được chủ tọa bởi Thiếu Tướng Byron C. Hepburn. Hiện diện có khoảng một trăm người tham dự, phần đông là gia đình của Bác sĩ Mylene Trần Huỳnh, cùng nhiều thân hữu của gia đình và các cựu quân nhân trong Quân Lực VNCH, trong đó có Cựu Trung Tướng Lữ Lan.

Trước khi được thăng chức Đại Tá, ở cấp bậc Trung Tá, Bác sĩ Mylene Trần Huỳnh là Giám Đốc của Air Force Meidcal Service (AFMS) International Health Specialist (IHS) program, Office of the Air Force Surgeon General. Đại Tá Bác sĩ Mylene Trần Huỳnh tốt nghiệp ở University of Virginia, được chứng nhận bởi cả hai the American College of Preventive Medicine và the American Academy of Family Practice. Trung Tá Bác sĩ Mylene Tran Huỳnh đã phục vụ trong United State Air Force hơn 18 năm.

Được biết, sau 30 Tháng Tư, 1975 cả gia đình của Bác sĩ Mylene Trần Huỳnh còn kẹt ở VN, lúc đó Bác sĩ Mylene Trần Huỳnh mới 9 tuổi. Cha của Bs Mylene Huỳnh là Bác sĩ Quân Y Trần Đoàn, thuộc Sư đoàn Nhảy Dù. Sau đó gia đình đã vượt biên và đến được Manila , Phi luật Tân.

Vì lý do nghề nghiệp, Bác sĩ Mylene không thể dành cho phóng viên một cuộc phỏng vấn, tuy nhiên chúng ta có thể hiểu được, cha của Bác sĩ Mylene là một Bác sĩ quân y, từ nhỏ Bác sĩ Mylene thường theo cha, chơi quanh quẩn trong sân bệnh viện, nên đã quen thấy cha chăm sóc cho những thương phế binh. Điều này đã ảnh hưởng không ít lên tâm trí cô bé, vì vậy khi lớn lên trên một đất nước tự do, có đầy đủ phương tiện để học hỏi, chọn lựa, Bác sĩ Mylene đã chọn cho mình một hướng đi cao đẹp, theo ngành y khoa và phục vụ trong quân đội.

Với cấp bậc Đại Tá Không Quân trong Quân Lực Hoa Kỳ, giữ những chức vụ quan trọng, Bác sĩ Mylene Trần Huỳnh sẽ có nhiều cơ hội, phương tiện để phục vụ, giúp đỡ những người nghèo khó trên nhiều quốc gia trên thế giới. Sự thành công, được thăng chức Đại Tá Không Quân của Bác sĩ Mylene Trần Huỳnh không phải chỉ là một niềm hãnh diện riêng cho gia đình của Bác sĩ Mylene mà là niềm hãnh diện chung của cả cộng đồng người Việt ở hải ngoại, về sự thành công của thế hệ thứ hai.

Về binh nghiệp:

Second Lieutenant May 1988
Captain May 1992
Major May 1998
Lt Colonel May 2004

Học vấn:

1992 Doctorate in Medicine, University of Virginia , Charlottesville , VA
1995 Residency in Family Practice, Malcolm Grow Medical Center , Andrews AFB, MD
1997 Aerospace Medicine Primary Course, USAF School of Aerospace Med, Brooks AFB , TX
1997 Medical Acupuncture Certification, University of California Los Angeles
1999 Fellow, Faculty Development in Family Medicine, University of North Carolina , Chapel Hill
2001 Master of Public Health, Uniformed Services University (USU)
2002 Residency in Preventive Medicine, USU
2004 Fellow, Exec Course 04-2, Asia-Pacifi c Center for Security Studies, Honolulu , Hawaii
2005 Military Tropical Medicine, USU
2007 Air War College Seminar

Phục vụ:

1995-1997 Family Practice Physician, 43rd Medical Group, Pope AFB, NC
1997-2000 Family Practice Teaching Staff, Malcolm Grow Medical Center , Andrews AFB
2000-2001 Master of Public Health in Health Services Administration and Epidemiology (AFIT)
2001-2002 Preventive Medicine Resident (AFIT)
2002-2004 Deputy Chief, Preventive Medicine, AFMOA, Offi ce of the AF/SG, Bolling AFB
2004-2007 International Health Specialist, HQ Pacifi c Air Forces International Health Affairs
2007-2009 Commander, 377th Medical Operations Squadron, Kirtland AFB, NM
2009-Current Director, AFMS International Health Specialist Program (AFMSA/SGXI)

In this capacity, Lt Col Huynh provides policy, guidance and oversight to 65 full-time IHS personnel in the 15 geographic locations world-wide and over 150 Air Force medical personnel with IHS Special Experience Identifiers. The Air Force IHS teams are engaged in building global health partnerships and partner capacity through both military-military and military-civilian health engagement. Through the IHS program, the AFMS develops a cadre of medics with foreign language skills, cross-cultural competency, expertise in regional geopolitical affairs and interagency coordination processes

Được ân thưởng những huy chương:

Meritorious Service Medal with four oak leaf clusters
Joint Service Commendation Medal
Army Commendation Medal
Air Force Achievement Medal
Air Force Meritorious Unit Award
Air Force Outstanding Unit Award with one leaf cluster
Air Force Organizational Excellence Award with one leaf cluster
National Defense Service Medal with one oak leaf cluster
Global War on Terrorism Service Medal
Humanitarian Service Medal

* Nguồn tin tức trên ở địa chỉ dưới đây
http://www.vietvungvinh.org/index.php?option=com_content&view=article&id=895:mot-nu-bac-si-goc-viet-duoc-thang-chuc-dai-ta-khong-quan&catid=74:cong-dong&Itemid=122
mid line Pictures, Images and Photos


Quí Vị thích xem tin tức mới cập nhật mỗi ngày, hoặc nghe đọc tài liệu tham khảo, xin hãy nhấn vào ▼Websites dưới đây

www.tiengnoitudodanchu.org
www.lyhuong.net
www.huyenthoai.org

Cư ngụ tại Việt Nam muốn vượt tường lửa nhanh, hãy nhấn vào Website màu xanh dưới đây. Kế tiếp đánh địa chỉ Bạn muốn tìm

▼ Vượt Tường Bức Lửa (Anti Firewall ▼)

www.anonymouse.org/anonwww.html


Khi đã mở Website
vượt tường lửa ra xong, bạn hãy copy Web nào muốn tìm, hoặc đánh địa chỉ vào trong cái khung nhỏ chữ Enter website address

Ví dụ: www.rfa.org/vietnamese

Hoặc copy giống dạng tương tự Link này
Ví dụ:
http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/Govert-does-not-want-people-to-involve-is-deciding-issues-of-Spartly-and-Paracel-islands-TVan-09042009155345.html

Paste (dán) vô cái khung có 3 chữ giống như ở dưới


Enter website address:


Sau cùng nhấn Chuột vào hàng chữ nằm về phía bên tay phải, giống dưới đây

Suft Anonymously

* Quý vị thích xem tiếp, xin nhấn chuột vào 1 trong 3 chữ: Newer Post, Home, Older Posts

18 May, 2010

Đài Chiến Sĩ Việt - Úc tại Queensland

Các Bạn ở Việt Nam muốn xem tin tức cập nhật hãy nhấn vào Link màu đỏ http://www.conghoaxahoichunghiavietnam.blogspot.com/


Chiến tranh Việt Nam đã chấm dứt từ 35 năm rồi. Nhưng mỗi lần ngày 30 tháng Tư trở lại, là lòng người dân Việt lại dấy lên một nỗi ngậm ngùi buồn tủi. Ngậm ngùi cho số phận đất nước đã tới kỳ đen tối. Buồn tủi cho những vong hồn của các chiến sĩ Việt Nam Cộng Hòa và Đồng Minh đã ngã gục vì bảo vệ nền Tự Do của chúng ta, mà đáng tiếc thay, đã không thành công.

Uống nước nhớ nguồn,
Ăn quả nhớ kẻ trồng cây.


Để tưởng nhớ tới các chiến sĩ đã Vị Quốc Vong Thân, người Việt Nam Tỵ Nạn chúng ta đã dựng lên ở khắp mọi nơi những tượng đài chiến sĩ. Tượng đài này nhắc nhở cho chúng ta nhớ ơn những chiến sĩ đã hy sinh mạng sống của họ cho cuộc sống ngày hôm nay của chúng ta. Tượng đài chiến sĩ nhắc nhở cho những thế hệ mai sau nhớ tới cội nguồn của mình.

Đến thăm tuợng đài, ngoài mục đích nhớ ơn người xưa, chúng ta còn tìm lại nơi hình hài yên lặng này, hình ảnh của chính chúng ta trong thời chiến, thời còn cầm súng bảo vệ quê hương.

Tượng đài chiến sĩ nhắc nhở cho chúng ta rằng:

Cuộc chiến bảo vệ Tự Do, chống lại bọn Việt Cộng vẫn còn tiếp diễn, cho đến khi nào không còn bóng dáng bọn Cộng nô trên đất Việt.

Với lý tưởng đó, chúng tôi xin được giới thiệu:

1. MỤC ĐÍCH CỦA VIỆC XÂY DỰNG TƯỢNG ĐÀI.

Từ tháng 4/1965, đáp lời kêu gọi của Thế giới Tự do và chính phủ Việt Nam Cộng Hòa, chính phủ Úc Đại Lợi đã gởi quân sang Miền Nam Việt Nam tham chiến, giúp Miền Nam Việt Nam chống lại sự xâm lăng của chính quyền Cộng Sản Bắc Việt. Sự giúp đỡ đó kéo dài cho đến ngày 2-12-1972 là ngày đơn vị sau cùng của Quân đội Úc rời khỏi Việt Nam.

Nhưng thương thay, khi Chiến Đoàn Úc Đại Lợi hồi hương thì có 519 chiến binh Úc không bao giờ trở lại với gia đình nữa. Trước sự hy sinh cao cả đó, là người Việt Nam yêu chuộng Hòa bình và Tự do Dân chủ, hẳn không ai trong chúng ta có thể quên được công lao và xương máu của những người bạn Đồng Minh xấu số ấy. Chúng ta phải vinh danh họ, khắc ghi tên tuổi họ trên bia đá để an ủi phần nào những gia đình đã hiến dâng mạng sống của con em, chồng, cha mình trong cuộc chiến, và cũng để chính phủ và nhân dân Úc thấy rằng, người Việt Nam chúng ta biết tri ân và báo ân. Lòng tri ân và sự báo ân của chúng ta đã đuợc thể hiện hôm nay bằng một Tượng Đài xây ngay trên miền đất rộng lượng đang cưu mang chúng ta. Tượng Đài Tưởng Niệm Chiến Binh Việt-Úc được dựng lên nhằm mục đích:

· Để ghi nhận công lao to lớn, sự hy sinh vô bờ bến của những chiến sĩ Việt-Úc đã bỏ mình trên chiến trường Việt Nam.

· Biểu lộ niềm thương tiếc vô biên khắc sâu trong tâm tư của chúng ta đối với những vị anh hùng vì Tự do Dân chủ của Dân tộc VN mà hy sinh.

2. THÀNH LẬP BAN XÂY DỰNG TƯỢNG ĐÀI & XIN ĐẤT

Ủy ban Xây Dựng Tượng Đài Tưởng Niệm Chiến sĩ Việt – Úc tại Queensland được thành lập vào ngày 10/04/2001. Tên tiếng Anh là “Australian – Vietnamese Memorial Monument Building Fund Inc”.

Vào đầu tháng 10 năm 2000, Ban Chấp Hành Hội Cựu Quân Nhân Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa Tiểu Bang Queensland đã triệu tập phiên họp đầu tiên bàn về việc xây dựng một tượng đài tưởng niệm chiến binh Việt-Úc tại Thành phố Brisbane. Ngày 10-4-2001, một ủy ban đã được thành lập với danh xưng “ Ủy Ban Xây Dựng Đài Tưởng Niệm Chiến Binh Việt-Úc”. Sau đó một ban điều hành cũng đã được bầu lên gồm hai đồng Chủ Tịch là quý ông:

· Huỳnh Bá Phụng, đương kiêm Chủ Tịch Cựu Quân Nhân Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa Tiểu Bang Queensland · Bill Marshall, Chủ Tịch Hội Cựu Chiến Binh Úc tham chiến tại Việt Nam.

Cựu Thiếu Tá Alan Cunningham làm cố vấn cùng với nhiều thành viên Việt-Úc khác. Ủy ban có nhiệm vụ thiết kế, tìm tài chánh và xây dựng tượng đài tại một địa điểm thích hợp trong thành phố Brisbane. Sau ngày thành lập, ủy ban đã có nhiều phiên họp để bàn kế hoạch thực hiện công tác. Ủy ban cũng sớm hiểu rằng sẽ có hai vấn đề rất khó khăn và phải tốn rất nhiều công sức và thì giờ để vượt qua, đó là:

· Tài chánh để đúc hai tượng chiến binh Việt-Úc · Xin đất.

Trước sau, ủy ban đã tổ chức năm lần gây quỹ, đồng thời kêu gọi sự đóng góp tiền bạc từ các chiến hữu Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa và quý đồng hương tỵ nạn khắp nơi. Song song với việc đúc tượng, ủy ban bắt đầu tiến hành thủ tục xin đất. Đáp ứng nguyện vọng của ủy ban, đã có ba cơ quan đề nghị tặng đất:

· Trụ sở Hội RSL, chi nhánh Darra · Công viên Ducie Park tại Darra của Hội đồng Thành phố Inala · Công viên trên đường William đối diện với Casino Hotel dọc bờ sông ngay Trung tâm Thành phố Brisbane. Tuy nhiên vì nhận thấy cả ba nơi kể trên đều không thích hợp, nên ủy ban đã từ chối, chấp nhận chờ thêm một thời gian nữa.

3. ĐỊA ĐIỂM XÂY ĐÀI TƯỞNG NIỆM.

Cách đây hơn năm (khoảng năm 2001), khi mới bắt đầu công tác thiết kế ít lâu, Nghị viên Les Bryant thuộc đơn vị Richlands (Inala) có ngỏ ý, nếu tượng đài đặt tại Darra hay Inala, ông sẵn sàng ủng hộ.

Nếu chúng ta chấp nhận đặt tượng đài ở một vị trí khiêm nhường như vừa kể thì chắc có lẽ tượng đài của Queensland đã được cắt băng khánh thành ít nhất cũng từ hơn một năm qua. Tuy nhiên một số thành viên trong Ủy Ban Xây Dựng Tượng Đài, Việt cũng như Úc, đều mong muốn tượng đài được đặt ở một nơi trong phạm vi thành phố Brisbane để xứng đáng với các chiến sĩ anh hùng đã hy sinh thân mạng bảo vệ Miền Nam Việt Nam thân yêu của chúng ta.

Địa điểm đó cũng nơi lý tưởng để những tử sĩ có dịp nhìn lại những chiến hữu may mắn còn sống sót, mỗi năm đi diễn hành ngang qua, nhân dịp ngày ANZAC hay Long Tân (ANZAC Square). Thật là một mỹ ý!

Ủy Ban Xây Dựng Tượng Đài đã chọn 3 địa điểm: 1) ANZAC Square. 2) Roma Street Parkland. 3) South Bank. Sở dĩ phải chọn ba nơi, là phải phòng khi chỗ nầy bị bác thì còn chỗ kia. Ngày tháng trôi qua, mãi đến tháng 4/2005, việc cứu xét đơn của Ủy Ban Xây Dựng Tượng Đài mới kết thúc.

Kết quả là chúng ta đã được chấp thuận cho đặt tượng đài tại một khu đất xinh đẹp nhất, ngay thành phố, trong Roma Street Parkland, đối diện với Albert Park Hotel, trên đường Wickham Terrace, sát cạnh ngả tư có đèn xanh đỏ.

Thật ra trong nhiều năm qua, việc xin đất để đặt tượng đài không phải là một việc khó làm, vì ở đây đất đai thừa thãi. Ủy ban đã được Hội Đồng Thành Phố đề nghị nhiều nơi, nhưng các vùng này chỉ có tính cách địa phương, ngay người Úc cũng rất ít qua lại, nói chi tới những du khác ngoại quốc đến thăm viếng. Do đó việc xin được một miếng đất nằm ngay trên đỉnh công viên Roma St Parkland ngay tại trung tâm thành phố Brisbane đã làm tăng thêm ý nghĩa của việc xây dựng tượng đài.

Khuôn viên đặt tượng đài chiến sĩ Việt – Úc nằm trên phần đất cao nhất của công viên Roma St Parkland (Upper Parkland), chỉ cách Tòa Đô Chánh khoảng 500 thước. Công viên này ở ngay góc đườngWickham Terrace và Gregory Terrace, Brisbane City, bao quanh bởi các con đường lớn thuộc trung tâm thành phố như Roma St, Wickham Terrace, Parkland.

4. MÔ TẢ TƯỢNG ĐÀI.

Tượng hai người chiến sĩ Việt & Úc đứng ở thế nghỉ, được đúc lớn hơn 25% so với người bình thường. Người lính Việt Nam Cộng Hòa đeo súng ở trên vai, khuôn mặt bình thản, nhẹ nhàng, người lính Úc đội nóni đi rừng, cầm súng chĩa xuống đất, gương mặt thật là thoải mái. Cả hai đứng trên một phiến đá hoa cương lớn, làm nền. Dưới chân hai chiến sĩ là phiến đá cẩm thạch có hàng chữ rõ nét

“AUSTRALIAN VIETNAMESE WAR MEMORIAL”

Phía trước phiến đá có gắn một bức hình vòng tròn có bầu trời màu thiên thanh với bản đồ nước Việt Nam nằm chính giữa. Bản đồ này có hai phần rất rõ rệt để phân biệt một giai đoạn lịch sử đầy máu và nước mắt:

Phần trên màu đỏ tượng trưng cho chế độ cộng sản Hà nội sắt máu bạo tàn, đã manh tâm gây ra cuộc chiến tranh khốc liệt huynh đệ tương tàn. Phần dưới màu vàng tượng trưng cho một miền Nam yên bình, trù phú của tự do dân chủ nhưng vì hoàn cảnh khắc nghiệt của chiến tranh mà người bạn đồng minh Úc phải tiếp tay đổ xương góp máu với chúng ta.

Phía bên trái là lá cờ Úc và phía bên phải là lá cờ vàng ba sọc đỏ phất phới tung bay. Ngoài ra hai bên có ghi niên hiệu 1962 – 1972 là những thời điểm quân đội Úc đến và rời khỏi Việt Nam. Tượng đài này mỗi bên phiến đá cẩm thạch có tấm biển lớn ghi rõ những giòng tri ân thật xúc động: Phía bên trái có phù hiệu cánh Ó với lá cờ vàng ba sọc đỏ chính giữa cùng hàng chữ thật to và đậm nét

“TỔ QUỐC GHI ƠN” và phía dưới là câu

“VINH DANH CHIẾN SĨ VIỆT NAM CỘNG HÒA VÀ QUÂN LỰC ĐỒNG MINH”. Dưới hàng chữ này, còn một tấm biển khác ghi những giòng chữ như sau: “TƯỞNG NHỚ VÀ TRI ÂN NHỮNG CHIẾN SĨ ĐÃ DŨNG CẢM CHIẾN ĐẤU CHO TỰ DO VÀ HY SINH TRÊN CHIẾN TRƯỜNG VIỆT NAM”.

Phía bên kia đối diện là tấm biển ghi bằng Anh ngữ

“TO COMMEMORATE AND HONOUR THE AUSTRALIAN SERVICE PERSONNEL WHO SERVED IN VIETNAM”.

Phía dưới nữa có một biển nhỏ ghi hàng chữ

“DEDICATED TO THE MEMORY OF THOSE WHO FOUGHT AND MADE THE SUPREME SACRIFICE IN THE VIETNAM WAR”.

Phía sau tượng đài là tấm biển tri ân công tác xây dựng và khánh thành bằng hai giòng chữ Anh và Việt như sau: “This memorial was created by The Australian –Vietnamese Memorial Building Committee…. Unveiled by The Honourable Anna Bligh MP, Deputy Premier… 16/09/05” với giòng chữ Việt ngữ ghi

“Tượng Đài này được dựng lên bởi Ủy Ban Xây Dựng Tượng Đài Úc Việt …Được cắt băng khánh thành bởi Bà Anna Bligh MP, Phó Thủ hiến…. 16/09/05”.

5. ĐIÊU KHẮC GIA CỦA TƯỢNG ĐÀI “TÌNH CHIẾN HỮU”

Điêu khắc gia Dean Rusling, Frederick Whitehouse và Kiến Trúc Sư Lê Cương. Là những người đã góp phần tạc tượng và làm nền móng cho khu vực tượng đài. Kiến trúc sư Lê Cương đã âm thầm làm việc ngày đêm để hoàn thành bản vẽ.

6. TỔNG CHI PHÍ XÂY DỰNG TƯỢNG ĐÀI.

Chi phí xây dựng tượng đài là $168,000 hoàn toàn do ủy ban điều hành quyên góp qua năm lần tổ chức gây quỹ.

7. KHÁNH THÀNH TƯỢNG ĐÀI.

Ngày 16 tháng 9 năm 2005, bà Anne Bligh MP - Phó Thủ Hiến, kiêm Bộ trưởng Tài chánh, Bộ trưởng Bộ Phát Triển, Thương mại và Thiết kế, đại diện cho ông Thủ hiến Peter Beattie đến để cắt băng khánh thành. Bà Phó Thủ hiến, cùng quý ông Huỳnh Bá Phụng và Alan Cunningham, đã cắt băng khánh thành tượng đài. Quan khách tham dự buổi lễn có trên 700 người, mọi người ai nấy đều cầm trên tay lá cờ nhỏ Úc và Việt.

Toán Quốc Quân Kỳ là các cựu chiến sĩ Nhảy dù từ Melbourne về tăng cường với bộ quân phục rằn ri Nhảy dù chỉnh tề cùng chiếc Mũ đỏ. Đặc biệt tô điểm thêm màu sắc cho buổi lễ là các thiếu nữ Việt Nam trẻ trung, tuyệt đẹp trong bộ áo dài truyền thống màu trắng và màu thiên thanh với lá cờ vàng ba sọc đỏ quấn ngang thân mình tựa như con cháu của Bà Trưng, Bà Triệu đang noi theo bước tiền nhân để làm đẹp Cộng đồng, làm đẹp Tổ Quốc. Đẹp hơn nữa là các bong bóng màu (hầu hết là màu vàng) cột chùm bay cao có gắn hai lá cờ Úc và Việt đang ngạo nghễ tung bay trong gió sớm tô điểm cho bầu trời xanh càng lộng thêm sắc thắm.

Các cựu chiến binh Úc, với áo veston chỉnh tề, trên áo phía ngực trái có ghim các huy hiệu và huy chương đủ loại như chiến công, chiến thương bội tinh. Họ hãnh diện tiến vào vị trí hành lễ, trên tay người nào cũng mang một tràng hoa đỏ tượng trưng để đặt dưới chân tượng đài.

Phó Thủ Hiến Anne Bligh đang đặt vòng hoa tưởng niệm.

Quan khách Úc gồm có, quý ông:

Kevin Martin - Đại diện Lãnh tụ Đối lập Tiểu Bang Queensland,

Chuẩn Tướng Bob Carson - Đại diện Thị Trưởng Thành phố Brisbane,

Ô Kevin Baker - Đại diện Bộ Cựu Chiến Binh Tiểu Bang Queensland.

Sự gắn bó giữa những người cựu chiến binh Việt và Uùc đã làm tăng thêm tình cảm sâu đậm giữa người Việt tỵ nạn và những người bạn đồng minh Úc.

8. ĐẶC ĐIỂM CỦA TƯỢNG ĐÀI.

Tượng đài chiến sĩ Úc Việt đã có mặt ở hầu hết các tiểu bang trên toàn cõi nước Úc. So về kiến trúc, có thể tượng đài của Queensland không có nhiều chi tiết bằng các nơi khác, nhưng nếu nói về về vị trí thuận tiện, đẹp đẽ và lại nằm ngay trung tâm thành phố, có lẽ tượng đài của Brisbane là trội hơn cả. Tượng đài nầy không phải của một cá nhân hay một nhóm người nào, mà là một di sản của tất cả mọi người Việt tỵ nạn Cộng sản, của tất cả những ai ghi nhớ công ơn của những chiến sĩ hào hùng đã hy sinh mạng sống để bảo vệ sự an nguy của bản thân và gia đình chúng ta nói riêng và Miền Nam Việt Nam nói chung.

Tượng Đài Tưởng Niệm còn là một di tích lịch sử trường tồn, lưu lại ngàn đời sau trên xứ sở yêu thương nầy, để mọi người Việt Nam, nhất là con cháu chúng ta trong tương lai, mãi mãi ghi nhớ công ơn của Quân đội và Nhân dân Úc Đại Lợi. Ông Bà Giáo sư Lương Minh Đáng là người đã hỗ trợ và đóng góp rất nhiều cho tượng đài.

NGUYỄN KHẮP NƠI & HUỲNH BÁ PHỤNG

* Nguồn tin tức trên ở địa chỉ dưới đây
http://lyhuong.net/viet/index.php?option=com_content&view=article&id=2529:2529&catid=37:bandoc&Itemid=56

mid line Pictures, Images and Photos


Quí Vị thích xem tin tức mới cập nhật mỗi ngày, hoặc nghe đọc tài liệu tham khảo, xin hãy nhấn vào ▼Websites dưới đây

www.tiengnoitudodanchu.org
www.lyhuong.net
www.huyenthoai.org

Cư ngụ tại Việt Nam muốn vượt tường lửa nhanh, hãy nhấn vào Website màu xanh dưới đây. Kế tiếp đánh địa chỉ Bạn muốn tìm

▼ Vượt Tường Bức Lửa (Anti Firewall ▼)

www.anonymouse.org/anonwww.html


Khi đã mở Website
vượt tường lửa ra xong, bạn hãy copy Web nào muốn tìm, hoặc đánh địa chỉ vào trong cái khung nhỏ chữ Enter website address

Ví dụ: www.rfa.org/vietnamese

Hoặc copy giống dạng tương tự Link này
Ví dụ:
http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/Govert-does-not-want-people-to-involve-is-deciding-issues-of-Spartly-and-Paracel-islands-TVan-09042009155345.html

Paste (dán) vô cái khung có 3 chữ giống như ở dưới


Enter website address:


Sau cùng nhấn Chuột vào hàng chữ nằm về phía bên tay phải, giống dưới đây

Suft Anonymously

* Quý vị thích xem tiếp, xin nhấn chuột vào 1 trong 3 chữ: Newer Post, Home, Older Posts

Blog Archive